Thời Điểm Cận Kề Tết: Nở Rộ “Bẫy” Đặt Hàng Online
Lê Vy
Th 6 29/09/2023
8 phút đọc
Nội dung bài viết
Hiện nay trên địa bàn cả nước, đặc biệt là ở các vùng nông thôn tình trạng lừa đảo diễn ra phổ biến và hết sức phức tạp dưới nhiều hình thức. Và mới đây nhất là hình thức lừa đảo thông qua việc gọi điện hay nhắn tin đặt hàng tại các nhà hàng và cửa hàng. Cùng Kim Cương Vàng xem cách thức lừa đảo tinh vi của các đối tượng thông qua hình thức này như thế nào ở bài viết sau.
“Bẫy” đặt hàng online
Hiện nay có rất nhiều các đối tượng lừa đảo đang thực hiện với những kịch bản hết sức tinh vi. Các đối tượng sử dụng nhiều số điện thoại, Zalo liên tục gọi điện, nhắn tin thúc giục nạn nhân và đưa nạn nhân vào trạng thái tâm lý “sợ bỏ lỡ món hời” mà làm theo các yêu cầu chúng đưa ra.
Chiêu trò lừa đảo này còn tinh vi ở chỗ chúng làm giả thông tin giao dịch chuyển tiền thành công để lừa sự cảnh giác của nạn nhân. Các đối tượng này thường hoạt động theo nhóm để tạo được lòng tin với người nạn nhân.
Hiện nay, xuất hiện trường hợp lừa đảo với kịch bản như sau: Một đối tượng sẽ giả vờ làm một người có công việc uy tín ở địa phương như giáo viên, bác sĩ, cán bộ xã, công an… và liên hệ với cửa hàng/nhà hàng nơi địa phương đó để đặt bàn tiệc hoặc đặt hàng. Chúng sẽ đặt những mặt hàng không có sẵn tại cửa hàng/nhà hàng đó và yêu cầu người nạn nhân đặt hàng những mặt hàng này với số lượng lớn và hứa sẽ trả một mức thù lao rất cao. Chúng đưa thông tin đặt hàng hoặc zalo người bán (đồng bọn của chúng) để nạn nhân đặt mua. Nếu nạn nhân cảnh giác chúng sẽ làm giả thông tin giao dịch chuyển tiền thành công để tạo lòng tin.
Sau khi thấy thông tin đã chuyển khoản, nạn nhân sẽ mất cảnh giác và liên hệ với đồng bọn của chúng để đặt mua và chuyển khoản cho các đối tượng này. Sau khi nhận được tiền bạn chúng sẽ cố lừa thêm nạn nhân một lần nữa với cùng thủ đoạn và cắt đứt liên lạc khi bị nạn nhân phát hiện lừa đảo.
Một trường hợp thực tế đã bị các đối tượng lừa đảo với hình thức như trên như sau:
“Cuối tháng 4-2023, bà T.H. (chủ quán ăn V.A., đóng tại TT.Trảng Bom, H.Trảng Bom) trình báo cơ quan công an về việc có một người tự xưng tên Vũ, giáo viên một trường THCS ở H.Trảng Bom gọi điện đặt món ăn và 40 thùng rượu vang Pháp để tiếp khách. Vì khách đặt số lượng lớn nên bà H. yêu cầu người này chuyển tiền trước. Chỉ 10 phút sau, người này đã gửi một bản giao dịch giả qua Zalo thể hiện đã chuyển thành công số tiền hơn 420 triệu đồng đến tài khoản của chồng bà H. Về nguồn rượu, người này yêu cầu bà H. liên hệ tài khoản Zalo có tên Royal Wine để mua.
Vì chưa thấy tiền khách chuyển vào nên bà H. gọi điện đến ngân hàng hỏi thì được biết, các hoạt động giao dịch vào ngày cuối tuần có thể bị chậm trễ. Tin tưởng “khách hàng” đã chuyển khoản cho mình, bà H. liên hệ tài khoản Zalo Royal Wine đặt mua 40 thùng rượu vang Pháp và chuyển khoản 2 lần vào tài khoản đối tượng cung cấp với số tiền tổng cộng là 300 triệu đồng. Sau đó, đối tượng tên Vũ tiếp tục yêu cầu bà H. đặt mua thêm 50 thùng rượu và cho biết đã chuyển khoản cho bà hơn 500 triệu đồng. Nghi ngờ bị lừa đảo, bà H. gọi vào số điện thoại đối tượng thì bị cắt liên lạc.”
Và có rất nhiều trường hợp khác đã bị lừa với kịch bản tương tự trên khắp cả nước.
Cách nhận biết và phòng tránh lừa đảo qua mạng
Thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng hiện nay là rất tinh vi với nhiều kịch bản khác nhau và trường hợp trên chỉ là một ví dụ trong vô số trường hợp diễn ra mỗi tháng. Các hình thức lừa đảo thường đánh vào tâm lý muốn kiếm tiền nhanh và dễ dàng của người dân như các hình thức chào mời kiếm tiền online, đầu tư sinh lời, thực hiện nhiệm vụ ăn hoa hồng, mua hàng hộ ăn chiết khấu cao, chuyển khoản giùm nhận thù lao lớn… Đặc biệt cảnh giác khi chuyển tiền cho người lạ khi chưa xác minh được thông tin.
Một số cách phòng tránh lừa đảo qua mạng mà bạn có thể áp dụng:
Cách phòng tránh lừa đảo qua mạng xã hội tốt nhất là hãy tìm hiểu thật kỹ các hình thức lừa đảo hiện có, chuẩn bị một tâm lý thật vững và tuyệt đối không làm theo những yêu cầu từ người khác mà chưa xác thực thông tin.
Không tiết lộ thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng, mã OTP cho các đối tượng lạ
Không chuyển tiền cho người lạ
Không nhấp vào các liên kết lạ.
Kiểm tra cẩn thận liên kết trang web trước khi điền thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng…
Không nhắn tin, liên lạc với người lạ trên các trang mạng xã hội
Khi bị các đối tượng giả mạo cơ quan nhà nước, nhà mạng hoặc ngân hàng, hãy ngắt kết nối ngay và liên hệ với các cơ quan đó thông qua các kênh chính thức. Các cơ quan nhà nước sẽ không yêu cầu người dân chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân mà không báo trước bằng văn bản chính thức.
Khi được người thân, bạn bè nhắn tin mượn tiền, chuyển khoản nhờ qua mạng xã hội hãy gọi video xác nhận trước khi chuyển, nên thực hiện các cuộc gọi dài hơn 30 giây để tránh trường hợp dùng công nghệ AI để giả giọng, mặt (Deepfake) người thân, bạn bè để mượn tiền. Và không thực hiện chuyển tiền nếu thấy các dấu hiệu lạ khi gọi ví dụ như hình ảnh bị mờ, không rõ gương mặt, không nói chuyện, gọi được khoảng mấy giây thì bị dừng hình ảnh...
Một số hình thức lừa đảo trên không gian mạng
Lừa đảo "combo du lịch giá rẻ".
Lừa đảo cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice.
Lừa đảo "khóa SIM" vì chưa chuẩn hóa thuê bao.
Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công.
Giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu.
Chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí.
Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng.
Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen,...
Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…)
Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo.
Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp.
Lừa đảo tuyển CTV online.
Đánh cắp tài khoản MXH, nhắn tin lừa đảo.
Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo.
Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử.
Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng.
Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng.
Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa.
Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP.
Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI.
Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook.
Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng,...
Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook.
Lừa đảo cho số đánh đề.
Các hình thức lừa đảo ngày càng tinh vi và đánh vào nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Vì vậy hãy luôn cảnh giác với các thông tin trên không gian mạng khi chưa xác thực và có nguy cơ lừa đảo. Hãy liên hệ ngay với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương khi có các dấu hiệu bị lừa đảo.
Để phòng tránh trường hợp bị các đối tượng giả danh thương hiệu hoặc nhân viên Kim Cương Vàng, quý khách hàng và đối tác hãy thật cảnh giác. Nếu nhận thấy các dấu hiệu lừa đảo hoặc không xác nhận được thông tin hãy liên hệ ngay với Kim Cương Vàng thông qua các kênh sau:
Số điện thoại: 1800234563
Email: info@kimcuongvangplus.com