Suy Giảm Sức Đề Kháng: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Phục Hồi Đề Kháng
Lê Vy
Th 5 30/11/2023
4 phút đọc
Nội dung bài viết
Sức đề kháng là khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên trong và bên ngoài. Suy giảm sức đề kháng là một tình trạng thường gặp, đặc biệt với những người có thể trạng ốm yếu. Suy giảm sức đề kháng sẽ làm cho cơ thể nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh và dễ bị bệnh hơn.
Vậy suy giảm sức đề kháng có dấu hiệu gì? Nguyên nhân và cách phục hồi sức đề kháng là gì?
Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng
Suy giảm miễn dịch được chia làm 2 loại là suy giảm miễn dịch nguyên phát và suy giảm miễn dịch thứ phát.
Suy giảm miễn dịch nguyên phát: suy giảm miễn dịch do yếu tố di truyền, thiếu một số chất miễn dịch cơ thể. Khiến cơ thể nhạy cảm và dễ nhiễm trùng hơn.
Suy giảm miễn dịch thứ phát: suy giảm miễn dịch do các yếu tố bên ngoài như hóa trị, phóng xạ, tiểu đường…
Có rất nhiều dấu hiệu nhận biết suy giảm sức đề kháng, dấu hiệu phổ biến nhất là thường xuyên nhiễm trùng và khó điều trị. Còn tùy thuộc vào loại suy giảm miễn dịch và nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch mà sẽ có dấu hiệu khác nhau:
Thường xuyên nhiễm trùng, viêm ở các bộ phận như phổi, màng não, họng, phế quản, xoang, da…
Rối loạn máu, thiếu máu hoặc số lượng tiểu cầu ít
Thường xuyên rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng ruột, tiêu chảy, buồn nôn…
Chậm tăng trưởng và phát triển
Rối loạn tự miễn dịch, viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường loại 1
Thường xuyên ốm vặt, nhạy cảm với thời tiết
Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng
Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch phụ thuộc vào loại suy giảm miễn dịch.
Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát thường là do di truyền từ bố hoặc mẹ. Làm thiếu một số chất hoặc tế bào gây nên rối loạn suy giảm miễn dịch. Rối loạn suy giảm miễn dịch được chia thành 6 nhóm nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
Thiếu hụt tế bào B (kháng thể)
Thiếu tế bào T
Sự thiếu hụt tế bào B và T kết hợp
Khiếm khuyết Phagocytes
Bổ sung thiếu sót
Không biết (vô căn)
Nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch thứ phát
Suy giảm miễn dịch thứ phát xuất hiện trong quá trình phát triển của cơ thể, một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Bệnh lý mạn tính: Các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, suy dinh dưỡng, suy thận, ung thư,... khiến cơ thể không thể tổng hợp chất dinh dưỡng hiệu quả, dẫn đến suy giảm miễn dịch.
Điều trị ung thư: Xạ trị, hóa trị, thuốc corticosteroid, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống thải ghép,... là những phương pháp điều trị ung thư có thể gây suy giảm miễn dịch.
Nhiễm HIV/AIDS: HIV/AIDS là một bệnh lý nhiễm trùng gây suy giảm miễn dịch.
Các yếu tố khác: Ít vận động, ăn uống không ngon miệng và không đầy đủ, stress và lo lắng kéo dài,... cũng có thể gây suy giảm miễn dịch.
Cách phục hồi sức đề kháng hiệu quả
Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng hơn. Nếu bạn nhận thấy cơ thể có các triệu chứng suy giảm miễn dịch, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Các phương pháp điều trị suy giảm miễn dịch thường được sử dụng bao gồm:
Thuốc kháng sinh, kháng vi rút
Liệu pháp immunoglobulin miễn dịch
Thuốc kích thích tạo các dòng tế bào máu
Bạn có thể phòng ngừa suy giảm miễn dịch thứ phát bằng cách:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
Tập thể dục thường xuyên
Ngủ đủ giấc
Tiêm vắc xin đầy đủ
Bổ sung các loại thực phẩm có khả năng giúp tăng cường sức đề kháng như Đông Trùng Hạ Thảo, Nấm Linh Chi, Tỏi Đen… Hoặc các thực phẩm bảo vệ khỏe dạng viên uống như Viên uống Đông Trùng Linh Chi Nhung Hươu Kim Cương Vàng. Nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Suy giảm miễn dịch kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy hãy chủ động chăm sóc sức khỏe và thăm khám kịp thời khi có dấu hiệu bất thường.